Hội thảo đã nhận được 17 báo cáo khoa học liên quan đến chuyển đổi số trong hoạt động thông tin KH&CN. Nội dung các báo cáo đề cập đến những vấn đề chung của chuyển đổi số tới hoạt động thông tin-thư viện Việt Nam và các tham luận trình bày dưới góc nhìn của các Trung tâm thông tin-thư viện Bộ/Ngành và các doanh nghiệp về chuyển đổi số trong lĩnh vực của mình. Những báo cáo gửi và trình bày tại Hội thảo gồm:
Chuyển đổi số trong phát triển tài nguyên thông tin khoa học và công nghệ số / Ths. Cao Minh KiểmChuyển đổi số ngành thông tin khoa học và công nghệ để hội nhập quốc tế / TS. Tạ Tuấn Anh.Chuyển đối số với hoạt động thông tin-thư viện / TSKH. Nguyễn Thị ĐôngNhân văn số và vai trò của thư viện trong hỗ trợ cộng đồng học thuật số / Đỗ Văn Hùng và Trần Hồng Hạnh.Quyền tác giả và giải pháp cho quá trình chuyển đổi số đối với thông tin khoa học và công nghệ / PGS. TS. Trần Văn Hải, Hoàng Lan Phương và Ths. Trần Thị Thanh HuyềnQuy định liên quan đến quyền tác giả trong hệ thống văn bản pháp luật Việt Nam và hoạt động thư viện phù hợp quy định trên / Ths. Nguyễn Lê Phương Hoài.Chuyển đổi số trong dịch vụ công / CN. Nguyễn Danh HoànChuyển đổi số trong khai thác thông tin và phổ biến dịch vụ thông tin – thư viện / Hoàng Dũng.Chuyển đổi số ở các thư viện Việt Nam: lộ trình cần thiết để phục vụ cách mạng công nghiệp 4.0 / Ths. Nguyễn Hữu Giới.Chuyển đổi số và số hóa trong hoạt động thông tin khoa học và công nghệ / Hà Thị Lan.Xu hướng phát triển kho dữ liệu số và mô hình kho dữ liệu số tại Trung tâm thông tin và Dự báo kinh tế-xã hội quốc gia / Ths. Đặng Thị Xuân, Ths. Nguyễn Hồng Liên, Ths. Mai Thị Thu và Ths. Hoàng Kim Dung.Vai trò của dữ liệu trong tiến trình chuyển đổi số của hệ thống thông tin phân tích, dự báo kinh tế-xã hội / Ths. Lê Thị Ninh và Ths. La Thị Hoàn.Thư viện ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn hướng tới chuyển đổi số / Vũ Thúy Hậu.Tạo lập và khai thác nguồn lực số trong hệ thống thư viện chuyên ngành khoa học xã hội / Ths. Nguyễn Lê Phương Hoài.Tác động từ hành vi người dùng tin số đến hoạt động của Trung tâm Thông tin – Thư viện Học viện Ngân hàng / Ths. Nguyễn Thị Ngọc và Ths. Trần Thị Tươi.Chuyển đổi số: Góc nhìn của doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam / TS. Đoàn Hải Yến, CN. Hoàng Thị Bằng và CN. Vũ Đoàn Minh Thuý.Xây dựng và phát triển mạng lưới thông tin khoa học và công nghệ thành phố Hải Phòng hướng tới chuyển đổi số / Lê Thị Thu Giang.
Đang xem: Thông tin khoa học công nghệ
Các báo cáo đã được tập hợp và in thành tài liệu “Kỷ yếu Hội thảo khoa học: Chuyển đổi số trong hoạt động thông tin khoa học và công nghệ”. H. : NXB Thanh Niên, 2020. 194 trang. ISBN: 978-604-978-371-5. Các báo cáo cũng được phổ biến trên Website của Hội Thông tin KH&CN Việt Nam (https://itlab.com.vn/hoi-thao/hoi-thao-2020/)
Hội thảo đã làm rõ được nhiều khía cạnh lý luận và thực tiễn của chuyển đổi số đối với hoạt động thông tin và thư viện ở Việt Nam. Những báo cáo đăng tải trong kỷ yếu là tài liệu tham khảo có giá trị cho công tác nghiên cứu khoa học và cho hoạt động thực tiễn của các cơ quan thông tin – thư viện ở Việt Nam.
MỘT SỐ HÌNH ẢNH TẠI HỘI THẢO
Tới dự lễ kỷ niệm có GS.TSKH Đặng Vũ Minh – Chủ tịch Đoàn chủ tịch Liên hiệp các Hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam; TS. Dương Ngọc Tuấn – Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ Hải Phòng; Ths. Nguyễn Hữu Giới – Chủ tịch Hội Thư viện Việt Nam; TS. Nguyễn Văn Lạng – Chủ tịch Hội Thông tin KH&CN Việt Nam; TS. Nguyễn Văn Khanh, nguyên Chủ tịch Hội Thông tin KH&CN Việt Nam (nhiệm kỳ 2005-2010), các Phó chủ tịch Hội, Tổng Thư ký, Ủy viên Ban chấp hành Hội Thông tin KH&CN Việt Nam; đại diện các hội viên tổ chức và hội viên cá nhân; và các nhà khoa học, nhà nghiên cứu, doanh nghiệp trong lĩnh vực thông tin – thư viện KH&CN; đại diện một số cơ quan thông tin-thư viện thành phố Hải Phòng.
TS. Nguyễn Văn Lạng đã phát biểu khai mạc Lễ kỷ niệm.
TS. Nguyễn Văn Lạng, Chủ tịch Hội Thông tin KH&CN Việt Nam, phát biểu khai mạc
Ông Phạm Văn Vu, Phó chủ tịch thường trực Hội, đã trình bày báo cáo ”HỘI THÔNG TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM: CHẶNG ĐƯỜNG 20 NĂM” tổng kết quá trình 20 năm phát triển của Hội.
Nhân dịp kỷ niệm 20 năm Thành lập Hội Thông tin KH&CN Việt Nam, GS.TSKH Đặng Vũ Minh, Chủ tịch Đoàn chủ tịch Liên hiệp các Hội KH&KT Việt Nam đã phát biểu chào mừng, trao tặng bức trướng của LHH Việt Nam cho Hội Thông tin KH&CN Việt Nam.
GS.TSKH Đặng Vũ Minh, Chủ tịch Đoàn chủ tịch LHHVN, phát biểu chào mừng
GS.TSKH Đặng Vũ Minh trao tặng bức trướng của LHHVN cho Hội Thông tin KH&CN Việt Nam
Cũng nhân dịp 20 năm ngày thành lập Hội, Đoàn chủ tịch Liên hiệp hội Việt Nam đã tặng bằng khen cho 16 đơn vị hội viên của Hội Thông tin KH&CN Việt Nam.
GS.TSKH Đặng Vũ Minh trao tặng Bằng khen của LHHVN cho một số tập thể thuộc Hội Thông tin KH&CN Việt Nam
Lãnh đạo Hội họp về quy hoạch báo chí với TBT hai cơ quan báo chí của Hội
Đến nay, Bộ Thông tin và Truyền thông đã triển khai xong việc chuyển đổi mô hình, sắp xếp các cơ quan báo chí đối với 19 tổ chức hội, gồm:
Hội Thông tin KH&CN Việt Nam sẽ được cấp giấy phép xuất Tạp chí Một thế giới.
Những tạp chí được cấp phép khác gồm:
Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp (Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam),Tạp chí Người cao tuổi (Hội Người cao tuổi Việt Nam),Tạp chí Bóng đá (Liên đoàn Bóng đá Việt Nam),Tạp chí Thời đại (Liên hiệp Các tổ chức hữu nghị Việt Nam),Tạp chí Chất lượng và cuộc sống (Hội Khoa học và Kỹ thuật về tiêu chuẩn và chất lượng Việt Nam),Tạp chí Thương hiệu và Công luận (Hiệp hội Chống hàng giả và bảo vệ thương hiệu Việt Nam),Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam (Hiệp hội Các trường đại học, cao đẳng Việt Nam),Tạp chí Doanh nghiệp và Tiếp thị (Hội Marketing Việt Nam),Tạp chí Kinh tế và Đồ uống (Hiệp hội Chè Việt Nam),Tạp chí điện tử Tri thức trực tuyến (Hội Xuất bản Việt Nam),Tạp chí điện tử Kinh tế chứng khoán Việt Nam (Hiệp hội Kinh doanh chứng khoán Việt Nam),Tạp chí Kinh tế nông thôn (Hội Làm vườn Việt Nam),Tạp chí Đời sống và Pháp luật (Hội Luật gia Việt Nam),Tạp chí Năng lượng mới (Hội Dầu khí Việt Nam),Tạp chí Sức khỏe cộng đồng (Hội Giáo dục chăm sóc sức khỏe cộng đồng Việt Nam),Tạp chí Làng nghề Việt Nam (Hiệp hội Làng nghề Việt Nam),Tạp chí Mê Kông – ASEAN (Hội Phát triển hợp tác kinh tế Việt Nam – ASEAN).
Còn 5 báo thuộc 5 tổ chức hội (2 báo đang tạm dừng xuất bản để triển khai thực hiện quy hoạch, 1 báo chuyển đổi cơ quan chủ quản, 2 báo đang hoàn thiện hồ sơ, thủ tục), Bộ Thông tin và Truyền thông sẽ tiếp tục triển khai theo quy định.
Bài viết thử nghiệm số 2:
Hội nghị phản biện xã hội đối với Luật về Hội do Uỷ ban Trung ương MTTQ Việt Nam tổ chức với nhiều ý kiến thẳng thắn của các chuyên gia, nhà khoa học, Ủy viên Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam đã diễn ra ngày 14-10 tại Hà Nội.
Thứ trưởng Bộ Nội vụ Trần Anh Tuấn khẳng định, Luật về Hội không áp dụng với MTTQ Việt Nam, Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam, Hội Nông dân Việt Nam, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam, Hội Cựu chiến binh Việt Nam. Điều này là phù hợp với lịch sử phát triển và vai trò đặc biệt quan trọng của các tổ chức nói trên, phù hợp với thể chế chính trị của Việt Nam.
Về vấn đề tài chính, Thứ trưởng cho biết, đối với các hội do Đảng, Nhà nước có nhu cầu, chỉ đạo thành lập và giao các nhiệm vụ thì nhà nước tiếp tục cấp kinh phí; đối với hội đã được giao biên chế thì kinh phí hoạt động được giữ ổn định đến hết năm 2016; từ năm 2017 đến 2020, từng bước thực hiện khoán kinh phí hoạt động theo lộ trình phù hợp. Đối với các hội hoạt động theo nguyên tắc tự trang trải kinh phí hoạt động, Nhà nước sẽ hỗ trợ kinh phí hoạt động gắn với nhiệm vụ được giao. “Dự thảo luật quy định, một trong những nguyên tắc tổ chức và hoạt động của hội là hội phải tự trang trải kinh phí hoạt động. Nhà nước hỗ trợ kinh phí hoạt động để hội thực hiện nhiệm vụ do Nhà nước giao”, Thứ trưởng Tuấn nói.
Về các trường hợp bị hạn chế quyền lập hội, dự thảo chỉnh lý theo hướng quy định rõ, một trong các trường hợp bị hạn chế quyền lập hội và tham gia hội là cán bộ, công chức và những người đang làm việc trong cơ quan, đơn vị thuộc quân đội, công an thì không được sáng lập, đăng ký thành lập, lãnh đạo điều hành hoạt động hội, trừ những trường hợp được cơ quan có thẩm quyền phân công. Riêng những trường hợp làm việc trong lĩnh vực liên quan đến bí mật nhà nước thì sau 5 năm kể từ ngày nghỉ việc mới được sáng lập, đăng ký thành lập, lãnh đạo điều hành hoạt động hội…
Nhiều ý kiến tại hội nghị phản biện cho rằng, cần mở rộng thêm các hội không bị quy định bởi Luật về Hội, cùng với đó là vấn đề cấp kinh phí cho các hội hoạt động.
Ông Võ Kim Cự, Chủ tịch Liên minh Hợp tác xã Việt Nam (HTX) cho rằng, kinh phí hỗ trợ của nhà nước đối với các hội không thể cào bằng mà phải tùy thuộc vào quy mô và hoạt động của hội. Nhà thơ Hữu Thỉnh đề nghị nhà nước phải “nắm” Liên hiệp các hội Văn học Nghệ thuật, không thể “buông”, vì văn hóa, nghệ thuật cũng là một mặt trận liên quan đến sự tồn vong của chế độ. “Chỉ một bài thơ “Đất nước mình ngộ quá phải không anh?” của cô giáo ở Hà Tĩnh nói mà cả hệ thống chính trị đã phải vào cuộc. Điều đó cho thấy sức mạnh của văn hóa, nghệ thuật như thế nào.”, nhà thơ Hữu Thỉnh nói và đề nghị không để Liên hiệp các hội văn học và nghệ thuật chịu sự chi phối của Luật về Hội. Bởi, nếu không được hỗ trợ kinh phí hoạt động, thì Liên hiệp các hội Văn học Nghệ thuật sẽ khó tồn tại và ảnh hưởng không nhỏ đến tình hình đất nước.
Thứ trưởng Trần Anh Tuấn cho rằng, trước đây theo cơ chế kế hoạch hóa tập trung, thì tính đặc thù của hội là rất cao. “Nhưng trong tình hình hiện nay, ta có nên giữ tư duy bao cấp cho các hội nữa không? Nếu tiếp tục bao cấp thì tính tự nguyện, tự chủ, tự quản, tự trang trải kinh phí của hội có cần nữa không?”, Thứ trưởng Tuấn đặt vấn đề và khẳng định, dự thảo quy định khi nhà nước giao nhiệm vụ, thì đương nhiên sẽ có kinh phí cho các hội thực hiện nhiệm vụ đó. Chủ trương của Đảng là không có hội đặc thù.
ĐBQH Vũ Trọng Kim nhận xét, Luật này ra đời là rất cần thiết, nhưng dự thảo vẫn chủ yếu nhấn đến thủ tục thành lập là chính, chưa tính đến tính nhân văn, đoàn kết, yêu nước.. của các hội. Tính chính trị của Luật cũng chưa sâu sắc. “Lập hội là nhu cầu tự nhiên, chính đáng của con người, vì hàng thế kỷ trước đã thành lập các hội, đó là nơi con người tập hợp lại với nhau rất tự nhiên. Sau nay có thêm nhiều hội mang tính chính trị sâu sắc để khơi dậy lòng yêu nước, tinh thần đoàn kết của nhân dân. Quyền lập hội cũng đã được Hiến pháp quy định”, ông Vũ Trọng Kim nêu. Vì vậy Luật về hội cũng phải đảm bảo được quyền tự do ấy.
Theo: BẢN TIN HOẠT ĐỘNG CÁC TỔ CHỨC PHI CHÍNH PHỦ TẠI VIỆT NAM, Thứ Bảy, ngày 15 tháng 10 năm 2016)