GD&TĐ – Trẻ từ 0-36 tháng tuổi là giai đoạn vốn từ, vốn câu của bé chưa có được là bao, thậm chí bé chưa biết nói đối với trẻ 0-6 tháng tuổi. Vậy làm thế nào để cha mẹ hiểu được ngôn ngữ của bé? Và làm thế nào để trò chuyện với các bé, để kích thích sự phát triển sớm ngôn ngữ ở trẻ?
|
Theo bác sĩZuckerman, cha mẹ nên thực hành cách trò chuyện và biểu hiện trên khuôn mặt để giao tiếp với bé thành công hơn. Vì ở độ tuổi này, do thị giác cũng như thính giác của bé chưa hoàn thiện, vì thế, việc thực hành cách trò chuyện và biểu cảm trên khuôn mặt khi giao tiếp với bé bằng ngôn ngữ là điều cần thiết mà các bậc phụ nên làm, nếu muốn con hiểu được những gì cha mẹ đang nói.
Đang xem: Nói chuyện với trẻ sơ sinh
2. Phản ứng và ứng phó với những âm thanh bé phát ra.
Hãy chú ý tới những nỗ lực mà bé đang cố nói chuyện với cha mẹ thông qua tiếng bi bô, lẩm bẩm, “o”, “e”. Cha mẹ nên trò chuyên lại bằng những câu hỏi: Con đói bụng à? Con buồn ngủ không? Con có muốn ra ngoài đi dạo không?…
Các chuyên gia cho biết, trẻ sơ sinh chỉ học ngôn ngữ thông qua giao tiếp, tương tác trực tiếp với những người xung quanh bé. Việc cho bé xem băng đĩa, phim ảnh, hoặc TV không có ích nhiều trong việc phát triển ngôn ngữ của bé. Phản ứng lại tiếng bập bẹ, “o”, “e” của bé sẽ giúp trẻ hiểu được cách giao tiếp với những người xung quanh, điều này rất có ích cho việc học ngôn ngữ của trẻ.
Từ 6-18 tháng tuổi:
Ở giai đoạn, khả năng học ngôn ngữ của bé đã phát triển tốt hơn, những gì bé hiểu sẽ nhiều hơn những gì bé có thể nói. Một em bé mới tập đi, có thể chưa nói được từ “mũi” nhưng bé có thể dùng tay để chỉ lên mũi nếu được người khác hỏi. Ở giai đoạn này, cha mẹ nên trò chuyện với bé như sau:
|
Nói chuyện với bé về những gì bé nhìn thấy
Theo bác sĩZuckerman ở độ tuổi này bé học tốt nhất khi cha mẹ nói chuyện với bé về những gì bé đang quan tâm, bé nhìn thấy. Nên tạo điều kiện để bé được tương tác với những đối tượng mà bé quan tâm. Ví dụ: Khi đọc cho bé một câu chuyện trước khi đi ngủ, mẹ hãy cố gắng dạy bé đọc tên con vật có trong sách. Hoặc khi đi tắm, có thể yêu cầu bé cầm nắm món đồ chơi như: con vịt bơi trong chậu tắm….
Lặp lại từ
Các nhà nghiên cứu cho biết, trẻ sơ sinh có khả năng học một từ nhanh hơn nếu được nghe từ đó lặp đi lặp lại nhiều lần khi nói chuyện với cha mẹ, hoặc những người xung quanh. Vì thế, muốn trẻ nắm bắt từ vựng, nghe và nói được khi trò chuyện và muốn bé làm điều gì đó cha mẹ nên lặp đi lặp lại từ đó nhiều lần.
Xem thêm: Việt Nam: Bộ Trưởng Bộ Y Tế Kim Tiến Bị Cảnh Cáo, Miễn Nhiệm Chức Trưởng Ban
Sử dụng cử chỉ
Bước vào tháng thứ 9, trẻ bắt đầu đọc hiểu các cử chỉ. Khi cha mẹ đưa ngón tay chỉ trỏ, bé sẽ hiểu rằng cha mẹ đang cố gắng chỉ cho bé cái gì đó.
Theo các chuyên gia, sử dụng các cử chỉ, hành động chỉ trỏ là cách tốt nhất để trò chuyện với trẻ mới tập đi. Đây là điều cần thiết cha mẹ nên phát huy tối đa để phát huy khả năng ngôn ngữ của bé.
Các cử chỉ phổ biến có thể dạy cho trẻ trong giai đoạn này: gật đầu khi muốn nói “đồng ý”, lắc đầu để nói “không”, vẫy tay để nói “chào tạm biệt”…
Từ 18-36 tháng tuổi:
Ở giai đoạn này, mức độ của cuộc trò chuyện nên phức tạp bằng cách sử dụng những câu hoàn chỉnh, từ ngữ đa dạng để giúp bé học hỏi và nói tốt hơn.
|
Sử dụng từngữđa dạng
Ở giai đoạn này, thay vì đọc cho con nghe những cuốn truyện tranh có nhiều hình ảnh hơn chữ. Thì nên bổ sung thêm nhiều cuốn truyện về các chủ để khác nhau, có nhiều chữ để giúp con học hỏi nhiều hơn, biết được nhiều vốn từ hơn.
Đặt câu hỏi dạng: Who? What? Where?
Vì bé đã được bổ sung nhiều vốn từ, đặt các câu hỏi dạng “WH” để khuyến khích bé phát triển kỹ năng nhận thức, ngoài ra việc trả lời các câu hỏi của cha mẹ sẽ giúp bé thay đổi cách trò chuyện và ngôn ngữ biểu đạt.