Tốp 8 mốc khám thai quan trọng nhất là những gì mà chúng tôi muốn gửi đến bạn đọc. Theo các bác sĩ sản khoa cho biết, thời gian khám thai rất quan trọng đối với người mẹ cũng như thai nhi. Ghi nhớ các mốc khám thai quan trọng nhất và đúng hẹn nhằm giúp các mẹ bầu theo dõi được sức khỏe của mẹ và thai nhi, đồng thời phát hiện được và xử lý kịp thời những dấu hiệu bệnh lý bất thường.

Đang xem: Các mốc khám thai quan trọng bà bầu cần nhớ

Những mốc khám thai quan trọng thường bao gồm 3 tháng đầu ( 3 lần ), 3 tháng giữa và 3 tháng cuối. Như vậy trong suốt quá trình mang thai, mẹ bầu cần nên nhớ các mốc khám cần thiết này, một số trường hợp khác gặp phải những vấn đề bệnh lý bất thường khi mang thai thì số lần mang thai sẽ nhiều hơn. Người phụ nữ khi mang thai sẽ được bác sĩ dặn dò về lịch khám thai định kỳ , từ đó theo dõi lịch và kiểm tra tại các cơ sở y tế. Các mốc khám thai quan trọng được các chuyên gai phòng kham đa khoa Hưng Thịnh giải thích cụ thể như sau:

8 mốc khám thai quan trọng nhất

Các chuyên gia phụ khoa cho biết, siêu âm, và thực hiện các mốc khám thai quan trọng nhất là những việc làm cần thiết. Để biết được tình trạng phát triển của thai nhi, và cũng là để kịp thời phát hiện những bệnh tiềm ẩn cho cả mẹ và bé.

Nền y học hiện đại phát triển, kéo theo đó là hệ thống máy móc và trang thiết bị y tế ngày càng được cải tiến hiện đại hơn. Do đó, việc thăm khám thai, siêu âm và xét nghiệm càng trở nên dễ dàng hơn.

Hầu hết chị em bầu bí đều lên lịch đi khám thai theo từng tháng, thậm chí theo từng tuần. Tuy nhiên theo các chuyên gia khoa sản, mẹ bầu không cần siêu âm quá nhiều. Chỉ cần chú ý các mốc khám thai quan trọng dưới đây là được.

1. Lần khám thai định kỳ đầu tiên: Sau khi chậm kinh khoảng 3 tuần

Nếu bạn có biểu hiện chậm kinh khoảng 3 tuần sau khi quan hệ mà không sử dụng biện pháp tránh thai, kèm với đó cơ thể cảm thấy có dấu hiệu ốm nghén như mệt mỏi, buồn nôn, dùng que thử thai lên 2 vạch thì bạn hãy đi khám vì có thể đấy là dấu hiệu bạn có thai. Ở giai đoạn này, bác sĩ sẽ chỉ định siêu âm và xét nghiệm máu để xác định kết quả. Ở lần khám đầu tiên này, ngoài việc xác định có thai hay không, người phụ nữ cũng được khám phụ khoa để xác định có gặp bệnh lý nào liên quan hay không như u nang buồng trứng, u xơ tử cung,…Các chị em cũng nên chia sẻ các thông tin bệnh tình của bản thân cũng như tiểu sử gi đình để bác sĩ chỉ định sử dụng thuốc điều trị nếu cần thiết.

Khi có kết quả đang có thai, mẹ bầu nên về nhà nghỉ ngơi, ăn uống điều độ đảm bảo sức khỏe và đến khám vào lịch hẹn của bác sĩ

2. Tuần thứ 7-8 mốc thời gian quan trọng để nghe tim thai

Trong khoảng thời gian từ 6-8 tuần của thai kỳ, mẹ bầu được bác sĩ siêu âm kiểm tra 2D, đây là mốc thời gian quan trọng để nghe tim thai. Lần khám này bác sĩ cũng sẽ kiểm tra kích thước túi ối, chiều dài phôi nhằm xác định sự phát triển này có tương xứng tuổi thai hay không. Bên cạnh đó siêu âm kiểm tra vị trí phôi thai xem có bất thường như thai ngoài tử cung để có phương án điều trị kịp thời.

*

8 mốc khám thai quan trọng nhất

Ngoài ra mẹ bầu nào từng sảy thai, sinh con bị dị tật, nguy cơ tiền sản giật hoặc có các vấn đề sức khỏe ảnh hưởng đến điều kiện chăm sóc thai kỳ thì nên có trao đổi với các bác sĩ chuyên khoa để bác sĩ thực hiện các phương pháp sàng lọc trước sinh sớm nhất có thể. Đồng thời mẹ bầu sẽ được thực hiện các bước khám lâm sàng như cân nặng, đo huyết áp,… và thực hiện xét nghiệm máu kiểm tra một số bệnh như bệnh sởi, bệnh thủy đậu, bệnh xã hội, nhóm máu,…

Tại mốc khám thai lần này, bác sĩ sẽ tư vấn cho mẹ bầu bổ sung các loại vitamin và các chất cần thiết khi mang thai, cách sử dụng các loại thuốc và thực phẩm đúng cách, lối sống phù hợp.

3. Khám thai tuần 12 kiểm tra dị tật thai nhi bằng xét nghiệm Double Test

Mốc khám thai này là mốc quan trọng có thể xác định được tình trạng phát triển của thai nhi và biết được chính xác tuổi thai. Đây cũng là thời gian thích hợp mà bác sĩ có thể thực hiện xét nghiệm Double Test để chẩn đoán nguy cơ dị tật của thai nhi, đo độ mờ da gáy chẩn đoán hội chứng Down hay các dị tật khác của thai nhi như dị tật chi, thai vô sọ, bệnh tim, bàng quang lớn,…

Nếu kết quả siêu âm đo độ mờ da gáy phát hiện thai nhi có nguy cơ mắc bệnh di truyền, bác sĩ sẽ tư vấn làm các xét nghiệm cần thiết để chẩn đoán bệnh chính xác hơn như sinh thiết gai nhau, xét nghiệm sàng lọc trước sinh không xâm lấn ( NIPT ). Thai nhi chẩn đoán bị mắc các dị tật bẩm sinh, thai phụ cần nên bình tĩnh nghe theo lời khuyên của bác sĩ để có phương án thích hợp để giải quyết trường hợp này của thai nhi.

4. Các mốc khám thai quan trọng nhất tuần thứ 14-17

Ở lần kiểm tra này, mẹ bầu vẫn sẽ được kiểm tra tình trạng sức khỏe cũng như đánh giá sự phát triển của thai nhi.

Nếu như ở tuần thứ 12 thai phụ không đi khám và thực hiện xét nghiệm Double Test thì có thể thực hiện xét nghiệm sàng lọc trước sinh Triple Test vì lúc này thai nhi phát triển lớn hơn nhìn được rõ các dị tật và chẩn đoán được nguy cơ dị tật mà Double Test không phát hiện được; những trường hợp thai phụ sau đây cần lưu ý thực hiện thêm cả Triple Test khi khám thai định kỳ

Thai phụ trên 35 tuổiThai phụ có tiền sử sinh con bị dị tật hay gia đình có tiền sử có người bị dị tậtThai phụ sử dụng các chất kích thích, chất gây nghiệnThai phụ bị nhiễm virus trong quá trình mang thaiThai phụ thường xuyên sinh hoạt trong môi trường độc hại, nhiễm hóa chất, phóng xạThai phụ bị tiểu đường và đang sử dụng insulin

Nếu những bất thường của thai nhi không được phát hiện sớm kịp thời, sẽ rất khó tìm được ra những bất thường về hình dạng của thai nhi, các mẹ bầu nên chú ý thực hiện đủ các xét nghiệm vì nếu phát hiện có dị dạng, dị tật bẩm sinh, sản phụ có thể phải chấm dứt thai kỳ hoặc phải xử lý ngay khi có thể.

5. Những mốc khám thai quan trọng nhất tuần thứ 21-24

Ở tuần thứ 21 có thể phát hiện được huyết áp của thai kỳ để phát hiện tiền sản giật, sản giật của thai phụ có thể xảy ra ở những tuần tiếp theo.

Xem thêm:

Đồng thời lần kiểm tra này có thể kiểm tra được thể chất, kiểm tra bào thai có bị suy dinh dưỡng trong tử cung hay không để từ đó sẽ có những thay đổi trong khẩu phần ăn của người mẹ để khắc phục tình trạng này.

Bên cạnh đó, người mẹ sẽ được thực hiện xét nghiệm máu nhằm tầm soát được đái tháo đường thai kỳ cũng như kiểm tra sự bất đồng nhóm máu giữa mẹ và thai nhi. Nếu cơ thể của mẹ bầu xuất hiện kháng thể chống lại yếu tố Rh dương của bé, bác sĩ sẽ chỉ định tiêm Globulin miễn nhiễm Rh vào có thể bạn để ngăn chặn quá trình sản sinh kháng thể chống Rh dương của thai nhi.

Tại lần khám này thai phụ sẽ được tiêm mũi vắc-xin phòng uốn ván kèm theo, có thể tiêm lần đầu hoặc tiêm nhắc lại.

6. Khám thai tuần thứ 32 mốc khám thai quan trọng

Tại lần khám thứ 32 cũng được coi là mốc khám quan trọng của thai kỳ bởi thời điểm này em bé trong bụng mẹ bầu có cân nặng khoảng 1.5 – 1.8 kg, xương và tứ chi phát triển cứng cáp và rõ rệt hơn so với các giai đoạn trước.

Ở mốc khám tại tuần 32 này, các bác sĩ sẽ chỉ định thai phụ siêu âm 4D nhằm đưa ra các hình ảnh chính xác nhất về bé, có thể phát hiện được dị tật của thai nhi nhưng không thể sửa chữa hay can thiệp được nữa nhưng sẽ giúp thai phụ cũng như gia định chuẩn bị được tâm lý.

*

Các mốc khám thai quan trọng nhất

Cũng ở lần siêu âm này, bác sĩ có thể xác định được ngôi thai thuận hay nghịch, từ đó bác sĩ sẽ nhận biết và tiên lượng phương án sinh cho phù hợp với thai phụ.

Ở lần khám này thai phụ cũng sẽ được tiêm vắc-xin uốn ván lần 2 trong thai kỳ của mình.

7. Khám thai tuần thứ 36 mốc khám thai quan trọng nhất

Tuần khám thứ 36 cũng nằm trong các mốc khám thai quan trọng nhất của thai kỳ bởi thai phụ sắp bước vào quá trình chuyển dạ. Trong giai đoạn chuẩn bị sinh này thai phụ sẽ được kiểm tra tình trạng sức khỏe, tình trạng nước ối, nhau thai, trọng lượng thai, thực hiện xét nghiệm Non- Stress. Non-stress còn gọi là đo tim thai, dựa trên sự thay đổi tim thai tương ứng với chuyển động thai nhi. Xét nghiệm Non-stress còn giúp bác sĩ tìm hiểu thai nhi có được nhận đủ oxy hay không.

Ngoài ra, thai phụ sẽ được bác sĩ đề nghị làm thêm xét nghiệm đánh giá khung xương chậu để xem thai phụ nên sinh mổ hay sinh thường và tư vấn thai phụ cách nhận biết dấu hiệu sắp sinh để kịp thời tiến hành sinh nở được thuận lợi.

Một số trường hợp như nhau tiền đạo, hẹp khung chậu, có vết mổ cũ thì chỉ định sinh mổ là bắt buộc

8. Lời giải đáp khám và siêu âm thai nhi có ảnh hưởng gì không?

Có không ít các bà bầu thắc mắc rằng “khám và siêu âm thai nhi có ảnh hưởng gì không”. Cho đến nay, chưa có công trình nghiên cứu nào chứng minh rằng siêu âm thai ảnh hưởng. Tuy nhiên, cũng không ai dám khẳng định rằng siêu âm là hoàn toàn vô hại đối với thai nhi.

Siêu âm không hề khiến họ đau hay có cảm giác khó chịu gì đặc biệt cho thai nhi. Tuy nhiên, nếu đi khám, siêu âm thai nhi quá nhiều sẽ gây tốn kém chi phí cho thai phụ. Việc đi lại khám, siêu âm nhiều lần cũng khiến các mẹ bầu bị mệt mỏi.

Xem thêm: Phụ Nữ Và Gia Đình: Những Bí Quyết Giữ Gìn Hôn Nhân Hạnh Phúc Gia Đình

Khi đã biết 8 mốc khám thai quan trọng nhất, bên cạnh đó chị em cũng nên tìm cho mình một địa chỉ phòng khám phụ khoa uy tín tốt nhất để đảm bảo sức khỏe cho mình và thai nhi.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *