ÔngDương Trung Quốc cho rằng, là người ngoài Đảng tham gia Quốc hội, điều đó khiếnông không bị ràng buộc quá nhiều vào những quy định của tổ chức.
Đang xem: đại biểu dương trung quốc phát biểu lần cuối ở quốc hội
Đại biểu Quốc hội DươngTrung Quốc năm nay 75 tuổi. Ông sắp hoàn thành 4 nhiệm kỳ làm đại biểu Quốc hội,liên tục từ khóa XI đến khóa XIV (20 năm). Ông là đại biểu Quốc hội thuộc đoàn ĐồngNai. Với tư cách là một đại biểu ngoài Đảng tham gia Quốc hội, ông đã có nhữngtrải nghiệm quý giá và chia sẻ thẳng thắn những suy nghĩ của mình sau 2 thập kỷlàm đại biểu dân cử. Ông Dương Trung Quốc không ứng cử đại biểu Quốc hội khóaXV.
PV: Tham gia tới 4 nhiệm kỳ Quốc hội, điều đó với ông có ý nghĩa như thế nào?
Ông Dương Trung Quốc: Thời gian tham gia Quốchội với tôi thực sự như vào một trường đại học rất lớn, ở đó tôi có điều kiệntiếp cận với nhiều người và trao đổi trực tiếp với họ, từ vị lãnh đạo cao nhấtcủa đất nước, được lắng nghe những vấn đề quan trọng nhất của đất nước, đượctham gia, thảo luận, đóng góp ý kiến. Điều đó không phải ai cũng có được, tôi rấttrân trọng thời gian ấy.
Bên cạnh đó, thì cũng phảichịu những áp lực khá lớn, lớn nhất là từ người dân, không biết họ có hài lòng,có thấy được sự thay đổi của Quốc hội hay không?.
Thực tâm tôi cho rằng, họcũng chưa thực sự hài lòng với sự thay đổi, nhất là trong thời đại thông tinnhư hiện nay. Dẫu sao đòi hỏi của người dân là vô cùng, vấn đề làm sao để họchia sẻ được, vì trong hoàn cảnh chúng ta đang cố gắng từng chút một trong bướctiến lên thì không thể đòi hỏi quá nhanh. Nhất là việc giải quyết những nguyệnvọng đa dạng của dân, những nguyện vọng lớn, kể cả những nguyện vọng riêng tư độngchạm đến lợi ích của họ.
Có một điều mà đại biểuphải chắc chắn, đó là thể hiện rõ quan điểm của mình bởi người dân khiếu nạikhông phải lúc nào cũng đúng, có thể họ cảm nhận quyền của họ như thế nhưng cơsở pháp lý quyết định. Cho nên việc tư vấn cho người dân là rất quan trọng, phảihướng dẫn cho họ nên làm thế nào, gửi đến đâu, chứ không phải “có bệnh vái tứphương”. Người dân sẽ thất vọng khi việc của họ không giải quyết được. Thậm chícó trường hợp không giải quyết được nhưng cũng không có kết luận đúng sai, tìnhtrạng đó có thật, không ít văn bản tôi gửi đi không có hồi âm. Về nguyên lý tôicó thể “đấu” tới cùng nhưng đâu phải có thể làm hết được.
PV: Trải qua 4 nhiệm kỳ Quốc hội, ông cảm nhận thế nào về hoạt động của Quốc hội?
ÔngDương Trung Quốc: Tôi nghĩ tất cả các đại biểu Quốc hội đềunhư nhau về nguyên lý, giá trị cũng như hiệu ứng, quyết định của đại biểu Quốchội đều như nhau, lá phiếu của đoàn chủ tịch, của đại biểu có giá trị ngangnhau. Chính vì vậy, tôi quan điểm, Quốc hội là diễn đàn để thuyết phục lẫnnhau, tìm sự đồng thuận. Sự đồng thuận ấy có thể do nhận thức, hiểu biết,chuyên môn của mình. Thí dụ bàn vấn đề di sản, có thể nói tôi là người trong cuộcnhưng bàn về luật tần số sóng, tôi không biết được bao nhiêu thì ở đấy tôi lắngnghe ý kiến các đại biểu khác xem tinh thần nào thuyết phục được mình thì mình ủnghộ quan điểm đó.
Tuy nhiên, có những cáikhông đơn giản như mình nghĩ. Tôi nhớ khi Quốc hội thảo luận về cao độ của thủyđiện Sơn La, lúc đó rất sôi nổi và gay gắt. Về nguyên lý, đập càng cao, hiệu quảkinh tế càng cao. Có người đưa ra những chứng cứ, viễn cảnh để lập luận cho đềnghị nên cao hay nên thấp. Lúc đó tôi đã tham khảo ý kiến của 3 người tôi tinđó là 3 “bộ não” lớn, có hiểu biết rất sâu sắc, có trách nhiệm rất cao, có uytín rất lớn. Đó là Đại tướng Võ Nguyên Giáp, nguyên Thủ tướng Võ Văn Kiệt vàGiáo sư Trần Văn Giàu. Đại tướng Võ Nguyên Giáp cho rằng, đây là vấn đề quốcphòng rất quan trọng, bảo đảm an ninh quốc gia. Nếu để đập quá cao, từ bên kiabiên giới họ có thể vào được bằng đường thủy hay vấn đề khủng bố thì hậu quả rấtlớn khi đập vỡ. Ông Võ Văn Kiệt lại quan điểm có giàu thì mới mạnh được, vì thếphải nhanh chóng giàu mới có đủ tiềm năng để bảo vệ đất nước, bảo vệ an toàn quốcgia. Ông cho rằng, có thể xây cao nhất có thể để đất nước có thể giàu có nhanh,tiềm lực kinh tế sẽ quyết định tiềm lực quốc phòng.
Người thứ ba là Giáo sưTrần Văn Giàu, lại quan niệm, đất nước mình dài không nên xây gì quá to, xâynhiều nơi, mỗi vùng đều có. Với 3 quan điểm đó, cuối cùng tôi chọn theo hướngtrung dung. Quốc hội sau đó cũng biểu quyết lấy trung bình, không quá cao hayquá thấp.
Ví dụ như thế để thấy vaitrò của đại biểu rất quan trọng khi bấm nút để lựa chọn quan điểm. Tất nhiên,phần lớn ở nước mình đều đồng thuận cao, tỷ lệ không đồng thuận rất ít, nhưngkhông phải không có. Ví như như khi thông qua dự án đường sắt cao tốc vào năm2010 hay gần đây nhất thông qua một số dự án luật do Bộ Công an đưa ra nhưng đạibiểu Quốc hội không tán thành. Hay như luật Đặc khu, kể cả khi Bộ Chính trịthông qua nhưng khi Quốc hội bày tỏ quan điểm thì Bộ Chính trị đã thay đổi quanđiểm, thuận theo và có sự điều chỉnh cho phù hợp. Tôi cho đó là một trong nhữngdấu ấn thể hiện vai trò của lá phiếu, tuy là con số cộng để quyết định nhưng dùsao cũng thể hiện được hiệu quả của Quốc hội, đương nhiên trong đó có vai trò củađại biểu Quốc hội.
PV: Vậy qua 4 nhiệm kỳ Quốc hội, ông cảm nhận thế nào về không khí dân chủ ở nghị trường?
ÔngDương Trung Quốc: Điều đó là quá rõ. Thậm chí có thể sosánh với nước ngoài, có những cái ta chưa bằng, nhưng có cái kịp rồi. Trong cuộcbầu cử đầu tiên, chúng ta bình đẳng về dân tộc, tôn giáo, giới tính là đã đi xahơn nhiều. Những nước châu Âu năm 45 không phải nước nào cũng có, không phải nướcnào cũng có đại biểu Quốc hội nữ, thế nhưng chúng ta chỉ phát triển đến đó.
Thứ hai là chúng ta đã cónhiều cách làm để đưa hoạt động của Quốc hội đi vào đời sống. Trước kia chỉ có2 kỳ họp, sau đó đại biểu chúng tôi đã kiến nghị phải làm sao để người dân cảmnhận Quốc hội làm việc liên tục trong cả năm, nên mới có các phiên họp của Ủyban Thường vụ Quốc hội và cũng mở rộng cho đại biểu nào quan tâm; rồi tăng cường,đầu tư hơn về thông tin. Việc chúng ta truyền hình trực tiếp các kỳ họp Quốc hộikhông nhiều nước có.
Duy nhất một điều khi kếtthúc nhiệm kỳ, tôi vẫn cảm thấy băn khoăn đó là việc ứng dụng công nghệ. Nhiệmkỳ đầu tiên khi tôi tham gia, đại biểu biểu quyết một vấn đề quan trọng bằngcách giơ tay hoặc biển báo in mã số của đại biểu. Trông có vẻ thô sơ nhưng rấtđàng hoàng. Đại biểu đồng ý hay không đồng ý rất rõ ràng. Thế nhưng giờ chuyểnsang ấn nút là ẩn danh, chả biết ai đồng ý, ai không, chỉ có con số. Chưa kể hiệntượng bấm hộ, quên bấm mà chính Chủ tịch Quốc hội đã nêu ra trong phiên họp gầnđây. Cái khó là cử tri thông qua báo chí không biết được thái độ của đại biểu đốivới một vấn đề.
Dân chủ thể hiện trongquá trình thuyết phục lẫn nhau, quá trình trao đổi, hình thành những quan điểm.Cho nên phát huy dân chủ không phải là đến lúc bấm nút, là quyền của đại biểu,mà mỗi đại biểu phải tìm cho mình một quyết định trên cơ sở thực tiễn. Tấtnhiên đó là lý thuyết, có những vấn đề không đơn giản.
PV: Thế còn vấn đề xây dựng một Quốc hội chuyên nghiệp thì sao, thưa ông?
ÔngDương Trung Quốc: Tôi cho rằng, hướng hiện nay là cần tăngtính chuyên nghiệp của đại biểu Quốc hội. Có thể không cần đông quá nhưng phảichuyên nghiệp. Đương nhiên vai trò của những vị không chuyên trách như tôi là đểtạo ra môi trường phong phú hơn, đa dạng hơn các tầng lớp xã hội trong Quốc hội.Nhưng có vấn đề mà đến giờ tôi vẫn chưa “thông”, dường như có quy định bấtthành văn rằng, đại biểu chuyên trách hoạt động không quá 2 nhiệm kỳ hay khôngquá tuổi 60, tuổi công chức. Trong khi đó, đại biểu Quốc hội đòi hỏi một quátrình tích lũy về tri thức, kỹ năng và uy tín. Tôi thấy rất tiếc bởi rất nhiềungười tôi cảm phục, đặc biệt những vị chuyên trách, họ đã thuần thục rồi, đã thểhiện được mình rồi, được người dân tín nhiệm rồi nhưng khóa sau không làm nữavì hết tuổi. Vấn đề đó không áp dụng với đại biểu không chuyên trách, vì thếnên tôi mới ngồi đến bây giờ (cười). Tôi cho rằng, nên có một hướng thôngthoáng hơn để tính chuyên nghiệp cao hơn, trong tính chuyên nghiệp không thểkhông đề cập sự trải nghiệm.
Xem thêm: Hari Won Bị Chê Khi Làm Giám Khảo Biến Hóa Hoàn Hảo Biến Hóa Hoàn Hảo
Như vậy tăng tỷ lệ đại biểuchuyên trách là tốt rồi nhưng không nên quá ràng buộc về tuổi tác mà cần ràngbuộc vào chất lượng đại biểu, uy tín của đại biểu.
PV: Ông là một trong số ít đại biểu là người ngoài Đảng ứng cử đại biểu Quốc hội và trải qua 4 nhiệm kỳ. Ông có kinh nghiệm gì để chia sẻ với những đại biểu là người ngoài Đảng sẽ ứng cử ở khóa tới đây?
ÔngDương Trung Quốc: Là người ngoài Đảng ứng cử, cá nhân tôikhông thấy có sự hạn chế nào, được tôn trọng và tạo điều kiện trong hoàn cảnhcho phép. Tôi cũng tham gia vào rất nhiều việc khác nhau của Quốc hội, kể cả đốingoại.
Lời khuyên với những ngườingoài Đảng, theo tôi, cứ bình thản làm tròn trách nhiệm công dân, trách nhiệmxã hội, phát huy những thứ được coi là lợi thế.
PV: Là người ngoài Đảng tham gia Quốc hội, ông có thuận lợi và khó khăn gì ?
ÔngDương Trung Quốc: Là người ngoài Đảng, điều đó không phảilà thuận lợi hơn kém, nhưng nó là hy hữu. Có lẽ vì thế mà tôi không bị ràng buộcquá nhiều vào những quy định của tổ chức. Anh em đại biểu Quốc hội đều là đảngviên cả, đương nhiên họ phải tuân thủ cả kỷ luật của tổ chức họ theo. Ngược lại,họ cũng phải giải quyết vai trò là người đại diện cho dân. Cho nên 2 yếu tố tưởngnhư đồng thuận “ý Đảng lòng Dân” nhưng không phải lúc nào cũng thế. Chính vì thếcó thể anh em khó nói hơn chăng?
Còn tôi, tất nhiên cũnglà tinh thần trách nhiệm và hiểu biết của mình, chứ không nói lấy được, nhưngphần nào cũng thuận hơn những anh chị em khác.
PV: Với kinh nghiệm của một đại biểu dân cử trong suốt 20 năm, ông có nhắn gửi gì đến những người chuẩn bị vào Quốc hội?
ÔngDương Trung Quốc: Người đại biểu cần nói đúng quan điểm củamình. Theo tôi, nói thật là dễ nhất mà cũng khó nhất, không phải nghĩ ngợi nhiều,nghĩ kỹ rồi nói, đã nói là không thay đổi. Còn ý kiến của mình có được tiếp nhậnhay không là vấn đề khác.
Thứ hai, đại biểu khôngchỉ nói cho dân nghe, để người dân thấy quan điểm của mình có đồng thuận vớidân không. Nhưng còn một điều theo tôi rất cần thiết là nói cho những đối tượngcần nghe, như đóng góp ý kiến cho các cơ quan hành pháp, các vị bộ trưởng, cácvị lãnh đạo của Chính phủ, họ có tiếp thu hay không còn do nhiều yếu tố, khôngthể áp đặt được.
Cuối cùng, tôi cho là đạibiểu cần có kỹ năng truyền đạt, bày tỏ quan điểm. Cố gắng đừng đọc tham luận làtốt nhất, làm cho người dân không tin lắm. Đối với vấn đề mình quan tâm thực sựthì phải thể hiện cho ra. Rồi rèn việc nói đúng thời lượng, nói đủ ý mình địnhnói, giọng điệu nói dễ nghe, âm lượng ra sao, cách nói, lập luận thế nào, đềuphải thể hiện được tính chuyên nghiệp…
Từ vấn đề này, tôi cho rằng,nền giáo dục của ta cũng cần quan tâm rèn luyện, khơi gợi để học sinh phát huysự chủ động, mạnh dạn. Như vậy chúng ta cũng sẽ có một thế hệ các công dân, cửtri và điều này cũng quyết định chất lượng đại biểu.