Đối với trẻ sơ sinh, sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng đầu đời, quan trọng đối với sức khỏe và sự phát triển toàn diện của trẻ. Vì một số nguyên nhân dẫn đến trẻ không chịu ti mẹ, chỉ thích ti bình. Hãy tìm hiểu một số cách khắc phục việc lười bú mẹ của bé.
Đang xem: Khắc phục bé lười bú bình
Da tiếp da là một trong những cách hiệu quả giúp bé nhanh ti mẹ
Bất kỳ mẹ nào cũng muốn trẻ ti mẹ, hạn chế tình trạng bú bình trừ trường hợp mẹ không có sữa. Không ít mẹ đành chọn giải pháp đó là hút sữa để cho bé bú bình. Việc duy trì sữa mẹ bằng việc hút sữa như thế khiến lượng sữa của các mẹ có thể giảm sút vì động tác bú không đúng và nhất là việc bỏ lỡ cơ hội được ôm ấp và cho con bú trực tiếp.
Một số nguyên nhân dẫn đến việc bé không chịu ti mẹ:
Tư thế mẹ cho be sbú không đúng: Lần đầu làm mẹ có thể mẹ chưa có kinh nghiệm cho con bú đúng cách. Khớp ngậm không chuẩn, khi bú sữa không xuống nhiều như bú bình vậy nên bé sẽ từ chối bú.
Sức khỏe của trẻ có vấn đề: Khi trẻ bị các bệnh liên quan đến đường tiêu hóa hoặc một số chứng bệnh khiến trẻ bị đau và không thoải mái khi bú bao gồm như bệnh về tai, mũi; trẻ có vết loét hoặc vết xước trong miệng…
Ti mẹ có vấn đề: Trẻ ngại bú do đầu ti của mẹ to, cứng hoặc tụt sâu. Hoặc do bầu ngực có thoa kem dưỡng, tạo mùi khó chịu.
Sữa mẹ có vị lạ: Chế độ dinh dưỡng của mẹ hằng ngày thay đổi đột ngột. Mẹ bổ sung thức ăn nhiều gia vị, nặng mùi, cay hoặc quá chua. Những mẹ ăn nhiều sữa, hành, bắp cải đều có thể làm trẻ sơ sinh bị đầy hơi, thậm chí đau bụng.
Kiên nhẫn đúng cách sẽ mang lại hiệu quả đáng ngờ cho mẹ và bé
Bé đã quen bú bình rồi, liệu bé có bú mẹ lại được không? Câu trả lời là hoàn toàn có thể, với kiến thức đúng và sự hỗ trợ phù hợp. Mẹ cần phải có sự kiên nhẫn để giúp bé làm quen với ti mẹ và trở lại với bầu vú của mẹ.
– Hãy cho trẻ bắt đầu bú mẹ càng sớm càng tốt, tốt nhất là khi vừa mới chào đời, bé có thể làm quen với ti mẹ. Thời gian bé bỏ bú mẹ càng lâu thì thời gian để bé quay lại bú càng dài. Vì vậy đối các bé sơ sinh, đặc biệt các bé dưới 3 tháng lỡ quen với ti bình thì khả năng bé quay lại ti mẹ cao hơn các bé lớn hơn.
Xem thêm: Coi Cấm Cười Phiên Bản Bựa Và Hài Hước Nhất Việt Nam, Tổng Hợp Clip Hài Hước Nhất Việt Nam
– Mẹ phải thật kiên nhẫn, và tránh bực tức chán nản. Vì việc ép buộc bé bú mẹ nhanh chóng sẽ làm tình hình càng tồi tệ hơn. Nếu trong quá trình tập mà con không hợp tác và mẹ cảm thấy căng thẳng thì tốt nhất là dừng lại và thử vào lần sau.
– Để bé quen với việc âu yếm của mẹ, hãy bắt đầu bằng việc da tiếp da. Việc tiếp da có thể thực hiện bằng cách “tiếp xúc da” nhiều lần trong ngày, mẹ để ngực trần chơi với con, cố gắng tiếp xúc bầu vú với con, cho con “ngửi” mùi mẹ. Việc da tiếp da này rất quan trọng trong việc kích thích các giác quan của trẻ, được gần gũi với mẹ, ngửi mùi của mẹ, tiếp xúc với mẹ, cảm thấy sự tin cậy và yên tâm. Càng dành thời gian gần gũi với con, mẹ càng tạo được sự tin cậy nơi con. Cho dù khả năng nhận thức cũng như ngôn ngữ của bé chưa phát triển để báo cho mẹ biết mức độ tiếp nhận những tiếp xúc đó như thế nào nhưng một khi bé thấy yên tâm thì chuyện bú mẹ trở lại sẽ tự tin hơn. Hơn nữa, việc tiếp da với con sẽ kích thích sản sinh oxytocin làm cho phản xạ xuống sữa (let-down reflex) thuận lợi hơn.
– Cố gắng giảm thiểu số lần bú bình càng nhiều càng tốt. Các mẹ chú ý, giảm số lần ti bình, chứ không phải giảm số lần bé bú. Tức là thay vì dùng bình thì dùng cốc, thìa, syring hoặc đút cho bé bằng ngón tay (đối với bé nhỏ).
– Để bé đói: khi bé đói thì kích thích sự thèm ăn của bé sẽ tăng lên, lúc này mẹ nhẹ nhàng thử đưa núm vú cho bé xem bé có chịu mút hay không. Nếu bé phản đối và không hợp tác, có nghĩa là lần đó bé chưa sẵn sàng. Mẹ hãy thử lần sau. Tuy nhiên, không nên để bé quá đói, lúc này bé dễ sinh cáu gắt, hờn dỗi và sẽ bỏ, không chịu ti.
– Dùng núm trợ ti cho bé bú, khi sữa xuống và bé có vẻ thoải mái, hãy nhẹ nhàng gỡ núm trợ ti ra để cho bé ti trực tiếp và xem phản ứng. Nếu bé có vẻ chần chừ nhưng vẫn thoải mái thì cứ để tự bé làm quen một thời gian. Nếu bé tỏ vẻ khó chịu thì mẹ lại gắn trợ ti vào. Cố gắng làm nhiều lần trong một cữ bú.
Xem thêm: Chuyện Đời Rơi Nước Mắt Của Diễn Viên Quốc Tuấn, Diễn Viên Quốc Tuấn
Không phải mẹ nào cũng thành công trong việc đem con trở lại bầu vú, vì vậy các mẹ cũng không nên quá stress hay cảm thấy khó chịu. Mọi cảm xúc của mẹ đều ảnh hưởng đến lượng sữa và chất lượng sữa của chính các mẹ. Hãy kiên trì với bé, để đạt được kết quả mong đợi. Chúc các mẹ thành công, và mọi sự thành công dù lớn hay nhỏ cũng đều là nỗ lực dành cho con mà không ai có thể thay được vai trò của mẹ.