Cùng với Quốc lộ 1A, đường Cao tốc Bắc – Nam và đường ven biển Việt Nam thì Đường Hồ Chí Minh là 4 đường giao thông huyết mạch chạy từ Bắc đến Nam. Với tổng chiều dài là 3.167km đi qua 30 tỉnh thành, bắt đầu từ Cao Bằng đi qua các tỉnh miền Trung và Tây Nguyên, Đông Nam Bộ và kết thúc ở Cà Mau. Đây là công trình trọng điểm quốc gia mang ý nghĩa đặc biệt từ lịch sử đến kinh tế của Việt Nam. Vậy công trình này hiện nay ra sao, đã hoàn thiện chưa? Mời quý khách hàng cùng xem tiếp phần nội dung bên dưới.
Đang xem: đường hồ chí minh bản đồ
Quy mô của đường Hồ Chí Minh qua các Tỉnh, Thành Phố
Theo đó Quảng Bình là địa phương có hệ thống đường Hồ Chí Minh (bao gồm nhánh Đông và nhánh Tây) đi qua dài nhất Việt Nam có tổng chiều dài 320 km.
Đường Hồ Chí Minh có những đoạn trùng các tỉnh lộ và quốc lộ sau:
Đường tỉnh 203 (Cao Bằng)Quốc lộ 2Quốc lộ 2CQuốc lộ 3Quốc lộ 12BQuốc lộ 21AQuốc lộ 15Quốc lộ 14Quốc lộ 14BQuốc lộ 14EQuốc lộ 61Quốc lộ 63Quốc lộ 80
Các giai đoạn thi công đường Cao tốc Hồ Chí Minh
Đường Hồ Chí Minh đi từ Bắc đến Nam với tổng chiều dài hơn 3167 km và được hình thành rất lâu, chính vì vậy đường được chia làm 3 giai đoạn thời gian như sau:
Giai đoạn 1 đường Hồ Chí Minh Bắc Nam
Giai đoạn 1 từ 2000 – 2007, vốn khoảng 13.000 tỷ đồng
Thi công phần dài hơn 2000 km từ Hòa Lạc (Hà Nội) tới Bình Phước. Ngày 05/-4/2000, đường Hồ Chí Minh khởi công xây dựng giai đoạn 1 và đến năm 2006 đã tiến hành nghiệm thu cơ sở được 1.234,5 km đường, 261 cầu, 2 hầm và 2 nhà hạt.
Vào những tháng đầu năm 2007, các đơn vị thi công đang gấp rút thi công các đoạn Hòa Lạc – Xuân Mai thuộc Hà Nội (dài 13 km), Hà Nội – Hòa Bình và đoạn qua Vườn Quốc gia Cúc Phương phần thuộc địa phận tỉnh Thanh Hóa (dài 93 km đường, 2 cầu lớn, 22 cầu trung và 6 cầu cạn), đoạn Ngọc Hồi – Tân Cảnh thuộc tỉnh Kon Tum (dài 22 km) và đường ngang nối cảng Nghi Sơn với đường Hồ Chí Minh (dài 54 km).
Đến 30 tháng 4 năm 2008, Đường Hồ Chí Minh trên phần giai đoạn 1 đã thông tuyến.
Giai đoạn 2 đường mòn Hồ Chí Minh
Giai đoạn 2 đường Hồ Chí Minh từ 2007 – 2020, vốn dự kiến 104.100 tỷ đồng, đã xác định vốn 75.600 tỷ đồng, nhu cầu vốn đầu tư 28.500 tỷ đồng.
Trong giai đoạn này thời gian từ năm 2007 – 2020 thi công toàn tuyến từ Pác Bó (Cao Bằng) đến Đất Mũi (Cà Mau) được đầu tư để nối thông. Một vài tuyến cầu lớn và cao tốc cũng được xây dựng. Dự kiến trong năm 2020 sẽ hoàn thành.
Giai đoạn 3 đường cao tốc Hồ Chí Minh
Được xác định từ sau năm 2020, hoàn chỉnh toàn tuyến và từng bước xây dựng các đoạn tuyến theo tiêu chuẩn đường cao tốc, chính vì vậy một số thông tin còn gọi đường Hồ Chí Minh Bắc Nam là đường cao tốc Hồ Chí Minh Bắc Nam.
Tiến độ hiện nay của đường Hồ Chí Minh
Bộ GTVT thừa ủy quyền Chính phủ vừa hoàn thành dự thảo báo cáo Quốc hội về việc triển khai xây dựng đường Hồ Chí Minh. Theo đó, dự án đường Hồ Chí Minh được khởi công xây dựng năm 2000, dự kiến năm 2020 nối thông toàn tuyến từ Pác Bó (Cao Bằng) đến Đất Mũi (Cà Mau) quy mô tối thiểu hai làn xe với chiều dài khoảng 2.744 km. Hiện dự án hoàn thành 2.218 km, đạt 80,8% và đang triển khai đầu tư 237 km, còn lại khoảng 289 km chưa bố trí được vốn.