Nhớ lại vào thập niên 1960, 1970, 1980 kỹ thuật truyền thông chưa tiến bộ bằng bây giờ thì Radio phát thanh là phương tiện thông tin mau chóng và phổ biến rộng rãi nhất. Người Việt Nam từ thành phố đến rừng núi hẻo lánh đều có thể theo dõi tin tức thời sự quốc tế và trong nước qua làn sóng BBC Luân Đôn Việt Ngữ mỗi buổi sáng và buổi tối.

Với lối dịch thuật ngắn gọn, súc tích từ Anh ngữ qua Việt ngữ từ những bài viết của các ký giả quốc tế với cách hành văn phương Tây và lý luận của họ đã tạo nên một chất riêng làm cho thính giả Việt Nam thời đó thưởng thức thú vị. Những giọng đọc của xướng ngôn viên BBC thời điểm này nghe cũng hấp dẫn. Thời đó câu nói : “Chương trình Việt Ngữ BBC đến đây đã mãn, chữ “mãn” được dùng ở đây rất hay và đặc biệt cũng như khúc nhạc mở đầu.

Đang xem: đài phát thanh bbc luân đôn

Tuổi thọ của Việt Ngữ BBC Luân Đôn gần sáu mươi cho nên những bạn bè thính giả khắp mọi miền đất nước Việt Nam rất đông, mỗi người đều có những kỷ niệm khó quên gắn liền với tuổi thơ, với những biến cố lịch sử khi nghe chương trình phát thanh nói bằng tiếng Việt Nam từ một nơi rất xa, thủ đô Luân Đôn của Anh quốc.

Hồi nhỏ nhiều lần tôi tự hỏi lý do nào một nước Anh không phải là đại cường quốc lại có thể bỏ tiền ra để thực hiện chương trình tốn kém như vậy trong khi đó họ không có những lợi ích liên quan với Việt Nam như là Pháp. Mỹ, Tàu, Nga, Nhật. Và hôm nay tôi tự tìm câu trả lời rằng việc làm đó của chính phủ Anh nhằm nâng cao và giữ gìn uy tín của họ đối với thế giới khi mà Anh Ngữ là ngôn ngữ phổ thông nhất và được dùng làm ngôn ngữ quốc tế giống như đồng Mỹ Kim là thứ tiền tệ dùng để trao đổi khắp nơi.

Mấy năm sau khi chiến thắng miền Nam, chế độ Cộng Sản cai trị khắc khe và sự kiểm soát chặt chẽ truyền thông trong nước Việt Nam càng làm người dân khát khao những tin tức thời sự và lúc này là đài BBC trở nên món ăn tinh thần được ưa chuộng.

Nhiều người còn nhớ vào đêm giao thừa Tết Âm lịch của năm 1976 khi đài BBC phát bản hợp ca Ly Rượu Mừng của Phạm Đình Chương đã làm thính giả xúc động rơi lệ vì lúc này các sản phẩm văn hóa của miền Nam đều bị cấm đoán.

Những tin tức của đài BBC đưa ra thường trở thành đề tài bàn luận của người dân sau đó trong quán cà phê hay các buổi gặp gỡ. Sự hiện diện của chương trình Việt Ngữ BBC trong mấy chục năm trở thành một đóng góp lịch sử cho sự phát triển của truyền thông trong nước.

Dù có khách quan, vô tư, dù có cố gắng loan tin trung thực thì bao giờ cũng có lầm lẫn, sơ hở, đài BBC Luân Đôn cũng không ngoại lệ. Có những sai lầm do vô ý mà cũng có khi do cố tình của một thế lực nào đó chi phối.

Xem thêm: Luận Văn Trí Tuệ Nhân Tạo Ai Là Gì? Các Lĩnh Vực Nghiên Cứu Và Ứng Dụng

Món ăn ngon của BBC Luân Đôn có một số hạt sạn làm người ta không quên. Cho đến hôm nay nhiều người dân Miền Nam vẫn còn nhớ đài BBC đã loan tin “sớm” một hai ngày gây thiệt hại cho Việt Nam Cộng Hòa trong cuộc rút quân Cao Nguyên tháng 3 năm 1975 và hệ quả của nó. Những ngày chiến cuộc sôi bỏng, khi Huế còn náo loạn chưa rõ ra sao thì BBC đã loan tin rằng Đà Nẵng bị thất thủ làm cho lòng người hoảng hốt, địch chưa tới mà quân dân đã bỏ chạy, và cứ thế tiếp tục các tỉnh miền Trung cho đến khi Sài Gòn thất thủ.

Suy gẫm về chuyện này thì có lẽ xướng ngôn viên tiếng Việt của đài BBC chỉ dịch thuật lại những tin tức, những bài báo của ký giả phương Tây vốn có khuynh hướng thiên về miền Bắc trong cuộc chiến và cũng muốn gây xốc nổi về khi đưa ra những nhận định gây chú ý và cũng muốn đưa tin “sớm” để ăn khách. Cũng có thể Ban Việt Ngữ đã bị mua chuộc, cũng có thể ký giả ngoại quốc có dụng ý khi viết tin để thực hiện theo một yêu cầu của thế lực chính trị nào đó. Dù vô tình hay cố ý thì chuyện “loan tin sớm” này là một tỳ vết trong cuộc đời phát thanh của BBC Luân Đôn.

Năm 2011, thế giới đã thay đổi nhiều, nước Anh không còn là đại cường quốc giàu có. Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới năm 2008 còn kéo dài và chính phủ nhiều nước đã thiếu hụt ngân sách nên cắt giảm chi tiêu và chuyện bãi bỏ một số ban ngôn ngữ phát thanh của BBC trong đó có Việt Ngữ là điều tất nhiên. Bên cạnh lý do tài chánh thiếu hụt còn là lý do kỹ thuật truyền thông đã phát triển, radio phát thanh không còn chiếm ưu thế như ngày xưa nữa. Người ta bây giờ có thể gọi điện thoại viễn liên khắp thế giới cho nhau, có thể liên lạc bằng Internet và các tin tức toàn cầu được phổ biến mau chóng chỉ trong vài phút qua hai loại thông tin này. Một trận động đất ở Nhật Bản tháng 3 năm 2011 chỉ trong khoảnh khắc đã lan truyền khắp thế giới, đâu cần đợi đến giờ phát thanh của BBC Luân Đôn mới thông báo.

Nhưng cũng cần nói thêm là với dân số 90 triệu người thì Việt Nam cũng được xếp hạng cao trong số thính giả đón nghe; thế nhưng vẫn bị nằm trong danh sách một số ngôn ngữ bị bãi bỏ chương trình phát thanh.

Xem thêm: Hiểu Thế Nào Về Tách Hộ Khẩu Có Lợi Ích Gì ? (2021) Tách Hộ Khẩu Có Lợi Ích Gì

Giã từ đài phát thanh Việt Ngữ BBC Luân Đôn ngày 26 tháng 3 năm 2011. Những kỷ niệm thập niên 60, 70, 80 với làn sóng này vẫn có nhiều điều đáng nhớ. Cuộc chia tay có vẻ không bịn rịn cho lắm vì thời thế đã thay đổi, lòng người nghe đã khác và khả năng của xướng ngôn viên cũng không còn chất hấp dẫn.

Một giai đoạn lịch sử đã qua với sự lệ thuộc vào sự thông tin của một đài nước ngoài, cái tệ trạng người dân tin truyền thông ngoại quốc hơn là trong nước cần phải chấm dứt. Có một ngày dân tộc Việt Nam có thể tự làm chủ lấy mình trong một hoàn cảnh độc lập, tự do, dân chủ và hùng mạnh. Lúc đó, tự do ngôn luận được tôn trọng để cho báo chí truyền thông nở rộ làm món ăn tinh thần không thể thiếu cho đời sống mọi người dân.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *