1. Trịnh Công Sơn – Người nghệ sĩ tài hoa của nền âm nhạc Việt Nam2. Số phận nghiệt ngã của người nhạc sĩ gạo cội4. Một số ca khúc nổi tiếng nhất

Trịnh Công Sơn là một trong những nhạc sĩ gạo cội, rất nổi tiếng tại Việt Nam. Âm nhạc của ông mang trong mình thiên hướng hoài niệm, chứa đựng nhiều tâm sự, nhiều nỗi trăn trở về cuộc đời. Cho đến nay nhiều bản nhạc Trịnh dù được sáng tác từ cách đây rất lâu nhưng vẫn còn nguyên giá trị. Bài viết này hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về cuộc đời và sự nghiệp của vị nhạc sĩ tài hoa nhưng cuộc đời đầy trắc trở này.

Đang xem: Cố nhạc sĩ trịnh công sơn

Trịnh Công Sơn – Người nghệ sĩ tài hoa của nền âm nhạc Việt Nam

Trong nền âm nhạc Việt, Trịnh Công Sơn là cái tên vô cùng đặc biệt. Ông được người đời thán phục với những bản nhạc tình ca đi cùng năm tháng. Nhạc Trịnh mang tính hoài niệm, khác biệt hoàn toàn do với các dòng nhạc khác trên thị trường. Dưới đây là một vài nét về tiểu sử của vị nhạc sĩ tài hoa này.

Trịnh Công Sơn là ai?

Trịnh Công Sơn là một nhạc sĩ tài hoa người Huế. Ông sinh ngày 28 tháng 2 năm 1939 tại Daklak. Cha mẹ của ông đều là người Huế, quê quán làng Minh Hương, xã Vĩnh Tri, huyện Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên – Huế. Cha của Trịnh Công Sơn vốn là một doanh nhân với tấm lòng yêu nước tha thiết. Ông tên là Trịnh Xuân Thanh, sở hữu một cửa hàng kinh doanh lớn tại trung tâm Thành phố Huế.

*

Trịnh Công Sơn là người nhạc sĩ tài năng bậc nhất của nền âm nhạc Việt Nam

Mẹ của Trịnh Công Sơn là bà Lê Thị Quỳnh. Bà được nhắc đến trong rất nhiều nhạc phẩm của ông. Khi còn là thiếu nữ, bà Quỳnh là hoa khôi trường Đồng Khánh. Bà là người phụ nữ dịu dàng nhân hậu, lại thông minh, uyên bác. Chính vì thế đã có rất nhiều người đem lòng si mê, muốn lấy về làm vợ.

Tuy được sinh ra trong một gia đình khá giả, nhưng tuổi thơ của nhạc sĩ tài hoa không mấy suôn sẻ. Cha ông vì tham gia cuộc kháng chiến chống Pháp nên nhiều lần bị địch bắt, bị tra tấn vô cùng dã man. Nhạc sĩ họ Trịnh từng chia sẻ ông đã từng có cơ hội vào thăm cha, hình ảnh cha bị tra tấn, máu me đầy người suốt đời ông không bao giờ có thể quên được.

Trình độ học vấn

Sự nghiệp học hành của Trịnh Công Sơn không giống với những người bình thường khác. Ông từng chia sẻ bản thân đã chuyển trường đến 16 lần chỉ vì cha tham gia hoạt động chống Pháp. Đến nhà ở cũng không cố định, chuyển đi đâu thì theo học trường ở địa phương đó.

*

Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn sinh trưởng trong gia đình khá giả làm nghề kinh doanh

Năm 1943, khi gia đình Trịnh Công Sơn về Huế sinh sống, ông được theo học tại trường Lycee Francais. Hiện nay chính là trường tiểu học Lê Lợi. Thời đại học, nhạc sĩ tài hoa thi đỗ trường Providence nay là trường Đại Học Khoa Học Huế. Ông từng vào Sài Gòn để học trường Lycée Jean Jacques Rousseau, hiện tại là trường Lê Quý Đôn và tốt nghiệp tú tài tại đây.

Số phận nghiệt ngã của người nhạc sĩ gạo cội

Trịnh Công Sơn xuất phát điểm là công tử trong một gia đình khá giả nhưng số phận lại rất nghiệt ngã. Ông trải qua rất nhiều biến cố trong cuộc đời, từ mất cha cho đến công việc kinh doanh lụn bại. Tất cả đã khiến chàng trai trẻ trở thành người trầm tính, sống nội tâm, đau đáu sự đời. Dưới đây là những biến cố quan trọng trong cuộc đời của Trịnh Công Sơn.

Người cha qua đời

Sau khi hiệp định Giơnevơ được ký kết thành công, Pháp rút quân khỏi Việt Nam. Tuy nhiên, cũng chính lúc này, gia đình Trịnh Công Sơn phải đối diện với nỗi mất mát vô cùng to lớn. Cha ông qua đời vì tai nạn giao thông để lại niềm tiếc thương vô hạn cho những người ở lại. Lúc bấy giờ, nhạc sĩ họ Trịnh mới chỉ 16 tuổi. Mẹ ông đang mang bầu con gái út được 4 tháng. Mất mát này đã trở thành nỗi ám ảnh trong cuộc đời và sự nghiệp âm nhạc của Trịnh Công Sơn.

*

Sau khi cha qua đời, cuộc sống của gia đình Trịnh Công Sơn gặp nhiều biến cố

Bệnh tật đeo bám

Năm lên 18 tuổi, nhạc sĩ họ Trịnh gặp một tai nạn rất nghiêm trọng. Đầu hè năm 1957, hai anh em Trịnh Công Sơn và Trịnh Quang Hà tập võ để thi lên đai. Quang Hà tung cú đá về phía Trịnh Công Sơn thì bất ngờ bị trượt ngã lên người anh trai. Sức nặng của Quang Hà kèm theo cú đá chưa được thực hiện thành công đá giáng một lực mạnh lên ngực cố nhạc sĩ. Ông gục ngã và thổ huyết, nằm liệt giường gần hai năm.

Trong năm đầu tiên, ông không thể tự ăn uống được, chỉ có thể nằm một chỗ. Đến năm thứ hai, sức khỏe khá hơn, ông dồn hết thời gian vào đọc sách. Cũng chính trong thời gian nằm bệnh, cơ duyên đến với âm nhạc của Trịnh Công Sơn bén rễ hứa hẹn mang đến rất nhiều tác phẩm ấn tượng.

Kinh tế gia đình lụn bại

Sau khi cha qua đời, kinh tế gia đình vẫn giữ được ổn định khi cửa hàng kinh doanh xe đạp trên phố vẫn đắt hàng. Nhưng trong một lần mẹ ông là bà Lê Thị Quỳnh mở tủ lấy tiền quên đóng lại, toàn bộ số tiền vàng trong tủ đã bị người thợ làm việc cho gia đình ăn cắp.

*

Ông từng chia sẻ bản thân từng phải chuyển trường đến 16 lần do cha hoạt động chống Pháp

Việc kinh doanh trở nên khó khăn, cuộc sống trong nhà chật vật khi không có tiền, con cả bệnh tật, con thứ đang tuổi ăn học. Bà Lê Thị Quỳnh đã bán nhà và chuyển đi chỗ khác sinh sống. Trịnh Công Sơn rơi vào tình trạng cô đơn và tự học guitar để tìm vui. Ông sáng tác nên ca khúc “Ướt mi” khiến gia đình và bạn bè bất ngờ về khả năng âm nhạc đặc biệt của mình.

Bén duyên với âm nhạc

Vì kinh tế gia đình không cho phép, sau khi khỏi bệnh và tốt nghiệp tú tài, Trịnh Công Sơn học ở Trường Sư Phạm và Kỹ Thuật Quy Nhơn. Ông được chọn làm trưởng ban văn nghệ, thỏa mãn niềm đam mê âm nhạc của mình. Cũng chính thời gian này, những tác phẩm “kinh điển” như Dã Tràng Ca, Nhìn Những Mùa Thu Đi, Biển Nhớ, Nắng Thủy Tinh… ra đời. Trong đó, Dã Tràng Ca được chọn là bài mở màn cho chương trình văn nghệ. Sau khi tốt nghiệp, ông được điều về thành phố Bảo Lộc dạy tiểu học.

*

Sự nghiệp âm nhạc của ông thay đổi khi gặp gỡ với ca sĩ Khánh Ly

Năm 1964, Trịnh Công Sơn gặp gỡ với ca sĩ Khánh Ly. Ông nhận thấy cô ca sĩ có chất giọng rất phù hợp với những sáng tác của mình nên ngỏ ý mời hợp tác. Nhưng Khánh Ly đã từ chối. Ông đành trở về với nghề giáo và sáng tác thêm nhiều ca khúc mới mẻ. Trong những năm tháng này, một mối tình đẹp đẽ chớm nở giữa Trịnh Công Sơn và Dao Ánh. Ông đã tự tay gửi khoảng 300 bức thư tình về Huế cho người thương cùng rất nhiều ca khúc như Còn Tuổi Nào Cho Em, Ru Em Từng Ngón Xuân Nồng, Mưa Hồng…

Mùa hè năm 1967, Trịnh Công Sơn gặp lại Khánh Ly. Cả hai đã kết hợp với nhau trở thành một cặp đôi huyền thoại ăn ý trong âm nhạc. Tên tuổi của cả hai nhanh chóng nổi lên như một hiện tượng. Âm nhạc Trịnh Công Sơn dần trở thành món ăn tinh thần không thể thiếu với tầng lớp sinh viên, tri thức.

Xem thêm: 6+ Bí Quyết Giữ Trọn Trái Tim Chàng Trai Nào Cũng Say Mê, 6+ Bí Quyết Nắm Giữ Trọn Trái Tim Chàng 100%

Nhạc sĩ họ Trịnh liên tiếp sáng tác thêm tập ca khúc Da Vàng (1967), Kinh Việt Nam (1968), Ta Phải Thấy Mặt Trời (1969) và Phụ Khúc Da Vàng (1972). Trịnh Công Sơn từng bước trở thành nhạc sĩ gạo cội hàng đầu của nền âm nhạc nước nhà. Đến nay âm nhạc của ông vẫn còn nguyên giá trị với thời gian.

Các giải thưởng trong cuộc đời Trịnh Công Sơn

Trong cuộc đời của mình, Trịnh Công Sơn đã nhận được nhiều giải thưởng đáng giá. Tiêu biểu như:

Giải thưởng Đĩa Vàng ở Nhật Bản năm 1972 qua ca khúc “Ngủ đi con” thể hiện bởi ca sĩ Khánh Ly. Năm 1979, ca khúc này trở thành bản hit tại Nhật Bản khi hãng đĩa Nippon Columbia mời ca sĩ Khánh Ly thu băng.Giải Bài hát hay nhất phim “Tội lỗi cuối cùng”.Giải nhất cuộc thi “Hai mươi năm sau” nhờ vài bài hát “Hai mươi mùa nắng lạ”.Giải nhất cuộc thi “Những bài hát hay nhất sau 10 năm chiến tranh” nhờ ca khúc “Em ở nông trường, em ra biên giới”.Năm 1997, các bài hát “Sóng về đâu”, “Ta đã thấy gì hôm nay”, “Xin trả nợ người” và “Em đi bỏ lại con đường” đoạt giải thưởng lớn do Hội Nhạc Sĩ bình chọn. Sau đó, tên của Trịnh Công Sơn xuất hiện trong từ điển bách khoa Encyclopédie de tous les pays du monde của Pháp.

Một số ca khúc nổi tiếng nhất

Trong cuộc đời của mình, Trịnh Công Sơn đã sáng tác nên rất nhiều ca khúc khác nhau. Giai điệu nhạc Trịnh luôn thổn thức và đẹp đẽ đến lạ. Nếu là một người đam mê âm nhạc Trịnh Công Sơn, bạn nhất định không được bỏ qua các bài viết dưới đây.

Một cõi đi về

Ca khúc Một cõi đi về nằm trong album Hát cho những người ở lại là một trong những tác phẩm nổi tiếng nhất của nhạc sĩ này. Bài hát sở hữu giai điệu nhẹ nhàng, ca từ trong sáng mà sâu lắng. Bài hát mang ý nghĩa về kiếp nhân sinh, về cõi luân hồi trong cuộc đời mỗi con người. Cho đến nay đã có rất nhiều ca sĩ thể hiện bài hát này nhưng xuất sắc nhất vẫn là ca sĩ Khánh Ly.

*

Một cõi đi về là một trong những ca khúc thành công nhất của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn

Xin trả nợ người

Ca khúc tiếp theo mang tên Xin trả nợ người. Ca khúc này nằm trong album Trịnh Công Sơn – Một Thời Để Nhớ phát hành năm 2002. Đây là một trong những tác phẩm nổi tiếng nhất được thể hiện rất thành công bởi ca sĩ Khánh Ly. Ca khúc liên quan đến mối tình đặc biệt giữa ông và Dao Ánh.

Sinh thời, Trịnh Công Sơn đã từng siêu lòng trước vẻ đẹp của cô gái xứ Huế Dao Ánh. Tuy nhiên, mối tình này cũng không đi đến kết cục tốt đẹp và vẫn còn dang dở. Bài hát là lời chấm dứt cho mối tình tươi đẹp, chấm dứt cho những chuỗi ngày tương tư của Trịnh Công Sơn.

Họ không thể nên duyên vợ chồng nhưng tình nghĩa thì vẫn còn. Ngày gặp lại sau 20 năm xa cách, Dao Ánh đã ly dị chồng còn Trịnh Công Sơn lúc này trở thành nhạc sĩ có tiếng được người đời ngợi ca.

Tình xa

Trong những sáng tác của mình, có rất nhiều ca khúc Trịnh Công Sơn đã viết để dành riêng cho Dao Ánh. Trong đó không thể không nhắc đến bài Tình Xa thuộc album Hát Cho Quê Hương Việt Nam 3. Bài hát là nỗi niềm của chàng trai trẻ về tình yêu về những yêu thương chưa thành, về mối quan tâm đặc biệt với người con gái đến từ xứ Huế.

*

Tình xa là ca khúc được Trịnh Công Sơn sáng tác dành riêng cho mỗi tình của ông với Dao Ánh

Trịnh Công Sơn thừa nhận ông từng gửi cho Dao Ánh hơn 300 lá thư tình. Nhưng cuối cùng tình yêu không thành, Dao Ánh sang Mỹ học tập và lập gia đình, để lại chàng trai với mối si tình, trăn trở.

Diễm xưa

Thời bấy giờ, âm nhạc Trịnh Công Sơn không chỉ nổi tiếng trong nước mà còn rất được yêu thích tại Nhật Bản. Ca khúc Diễm xưa trong album Hát Cho Quê Hương Việt Nam 3 đã được chọn làm nhạc của một bộ phim chủ đề gia đình Nhật Bản. Tên ca khúc cũng được đổi thành Utsukushii mukashi.

Bài hát là đoạn hồi ức về tình duyên của cố nhạc sĩ với người con gái năm xưa. Từng giai điệu nhẹ nhàng, tha thiết gợi lại quãng thời gian vô cùng tươi đẹp của tuổi trẻ. Qua đó thể hiện tâm tư nhớ mong, khắc khoải của người nghệ sĩ trong tình yêu.

Ngủ đi con

Ca khúc tiếp theo mà chúng tôi muốn giới thiệu đến bạn trong danh sách này đó chính là Ngủ đi con nằm trong album Hát Cho Quê Hương Việt Nam 1. Bài hát sáng tác trong thời kỳ chiến tranh khốc liệt, nhân dân sống trong cảnh lầm than với sự đàn áp của đế quốc Mỹ. Từng ca từ của bài hát đã thể hiện một cách rõ nét tính chất khốc liệt của cuộc chiến.

*

Âm nhạc Trịnh Công Sơn luôn chứa đựng nỗi niềm da diết, trăn trở với đời

Bài hát thể hiện nỗi đau dân tộc, nỗi lo lắng của những người làm cha mẹ khi không thể bảo vệ con cái một cách chu toàn. Với giai điệu day dứt, nhẹ nhàng nhưng sâu lắng, bài hát thể hiện nỗi đau của dân tộc trong thời kỳ bom rơi đạn lạc.

Xem thêm: Làm Món Bún Đậu Mắm Tôm Tại Nhà, Cách Làm Bún Đậu Mắm Tôm Ngon Chuẩn Vị Hà Nội

Trịnh Công Sơn là một trong những nhạc sĩ tài năng bậc nhất của nền âm nhạc Việt Nam. Âm nhạc của ông mang đến nét sâu lắng và da diết trong tâm hồn, bất kỳ ai nghe được cũng sẽ cảm thấy vô cùng thổn thức. Người nhạc sĩ tài hoa ấy đã không còn nhưng tên tuổi và những sáng tác của ông vẫn trường tồn cùng thời gian. Hiện tại, nhạc Trịnh vẫn là thứ âm nhạc trong trẻo, đặc biệt nhất, không thể xóa nhòa trong văn hóa người Việt.

Related Post

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *