Bất cứ cặp vợ chồng nào sau khi kết hôn cũng hiểu rằng họ sống với nhau bằng tình, bằng nghĩa, và những cái ràng buộc khác nữa chứ đâu phải chỉ là khúc tình ca.
Đang xem: Chồng không đưa tiền lương cho vợ
Vả lại cũng chẳng ai bước chân lên xe hoa với ý nghĩ sau này chỉ cần chồng không để mình đói là được. Cái chính là sự chia sẻ với nhau, chia sẻ tình cảm, kinh tế để cùng nhau lo cho cuộc sống gia đình, con cái.
Chồng cứ đưa hết lương cho vợ, gia đình càng hạnh phúc, hôn nhân mãi bền vững. Ảnh minh họa.
Vì thế, chuyện chồng đưa lương cho vợ sau mỗi tháng dần trở thành thông lệ của nhiều gia đình. Và nó trở thành nghĩa vụ tối thiểu của việc làm chồng, làm cha.
Nhưng với các ông chồng thì sao, liệu họ có coi chuyện đưa lương cho vợ cũng là nghĩa vụ bắt buộc? Nhiều người cho rằng việc đó chẳng khác nào bóc lột sức lao động của chính bản thân mình.
Vậy mà các anh có tin không?
Khoa học đã chứng minh rằng: Người chồng cứ đưa hết lương cho vợ, gia đình càng hạnh phúc, hôn nhân mãi bền vững.
Mới đây, một nghiên cứu được thực hiện bởi nhà báo Megan McArdle và được đăng tải trên tạp chí Bloomberg cho hay: Những gia đình hạnh phúc là những gia đình có chồng tự nguyện nộp lương cho vợ.
Cụ thể hơn, trong nghiên cứu này, Megan nhận thấy những thay đổi rõ rệt trong nhóm đối tượng nghiên cứu với số tiền mà họ sẵn lòng chia sẻ với nửa còn lại. Nếu như bạn giữ 5% số tiền thu nhập (lương) của mình và đưa cho vợ toàn bộ số còn lại, bạn sẽ hạnh phúc chẳng khác gì đưa cho vợ 100% lương.
Trong nghiên cứu của Megan, bà có nhắc tới yếu tố tin tưởng, nếu không tin tưởng vợ thì chẳng có ông chồng nào chịu nộp lương cho họ. Và một khi trong tình cảm không có sự tin tưởng, hạnh phúc sẽ là thứ không xảy ra.
Ngoài yếu tố trên, Megan còn cho rằng những cặp đôi không chia sẻ thu nhập với nhau thường xuyên có những cãi vã xung quanh chuyện tiền bạc. Bởi sự không tin tưởng cũng như hiểu lầm từ những nguồn tiêu không rõ lí do.
Chính vì thế, việc chồng đưa lương cho vợ mỗi tháng góp phần xây dựng niềm tin giữa 2 vợ chồng với nhau. Trong khoảng thời gian càng dài, việc này sẽ giúp họ chia sẻ với nhau nhiều hơn, nhờ đó gia đình càng thêm hạnh phúc, vững chắc.
Đàn ông đưa tiền lương cho vợ lợi ích nhiều hơn cả việc mất tiền
Các ông chồng luôn nghĩ đơn giản vợ thu tiền lương khiến bản thân mất đi nguồn thu nhưng chẳng mấy ai hiểu được lợi ích của việc đó. Chồng đưa tiền cho vợ là để cô ấy chăm lo cho gia đình cũng như chăm sóc cho các nhu cầu cá nhân.
Đàn ông đưa lương cho vợ đồng nghĩa với việc họ đã có người quản lý tài chính cũng như chăm sóc cho cuộc sống của mình. Đàn ông sẽ chẳng còn phải đau đầu nghĩ xem nên chi tiêu sao cho hợp lý bởi đã có vợ làm điều đó.
Cứ mỗi tháng, chồng đưa cho vợ một khoản là đã có thể ung dung hồn nhiên sống bình thản mà chẳng cần quá lo về tiền nong sẽ được tiêu như thế nào. Mặt khác, đàn ông nghĩ đưa tiền lương cho vợ là một cách giúp bản thân anh tránh xa những thói hư tật xấu cũng như việc bị dụ dỗ sa ngã.
Thế nên, lợi còn nhiều hơn hại, cứ đưa tiền lương cho vợ giữ là chắc cốp nhất còn gì.Đàn ông đưa lương cho vợ đồng nghĩa với việc khẳng định niềm tin
Có một sự thực không thể chối cãi đó là, đàn ông đưa tiền lương cho vợ là một hành động thể hiện niềm tin. Rằng họ tin người vợ của mình có thể quán xuyến được công việc nhà một cách hoàn hảo và chu toàn nhất.
Họ tin tưởng rằng người phụ nữ ấy sẽ có khả năng vun vén xây dựng tổ ấm thực sự. Đàn ông lý trí lắm chứ chẳng đùa, nếu không tin tưởng ở vợ, họ chẳng đời nào mà giao tiền ra đâu.
Thế nên, khi người chồng đưa tiền cho vợ nghĩa là anh ta tin cô ấy có thể chi tiêu cho gia đình, chồng con, 1001 khoản trên trời dưới đất, rồi cả đối nội, đối ngoại…. Và chắc chắn một điều, sự tin tưởng trong chuyện tiền nong sâu xa là bắt nguồn từ tình yêu đích thực dành cho đối phương. Phải yêu nhiều, thì mới tin tưởng đến vậy.
Cuối cùng, theo thống kê của nhà xã hội học Jan Pahl cho thấy trong các gia đình có chia sẻ thu nhập, người vợ vẫn chi trả tới 85% tiền quần áo cho con, 78% tiền học phí cũng như các chi phí khám sức khoẻ.
Trong khi đó phần chi trả chính của người chồng là 73% cho các loại đồ uống có cồn cũng như 69% cho việc bảo dưỡng, sửa chữa các phương tiện đi lại trong gia đình.
Pahl cho hay: “Có thể thấy rõ ràng rằng vợ chính là người chi trả toàn bộ chi phí chăm sóc con cái, thậm chí họ còn lo cho nhiều loại hoá đơn, chi phí trong gia đình. Đó là còn chưa kể tới chi phí ăn uống, phụ phí khác. Nếu một gia đình mà hai vợ chồng tách riêng tài chính, chồng không chịu chia sẻ trách nhiệm nuôi con, lo cho gia đình với vợ thì họ sẽ gặp rắc rối lớn”.
Người ta thường cho rằng thảm cảnh của phái mạnh lấy vợ chính là những khi cuối tháng nhận lương và phải về cống nạp hết cho bà xã. Họ cho rằng đưa tiền lương chính là nghĩa vụ tối thiểu của một người làm chồng, làm cha trong gia đình.
Và hoàn toàn đúng như vậy, hôn nhân được tạo dựng dựa trên sự đồng thuận và đóng góp của cả 2 người về tình cảm và cả kinh tế. Khi tình cảm được vun đắp thì kinh tế cũng cần được đi kèm để duy trì cũng như dựng xây nên cuộc sống êm đềm sau này.
Thế nên, nếu muốn gia đình hạnh phúc, người đàn ông ngại ngần gì mà không đưa lương cho vợ chứ. Hại ít nhưng lợi ích nhiều, gia đình êm ấm, vợ chồng thuận hòa còn gì vui hơn.